Trong video này, Nghĩa sẽ giới thiệu đôi nét về bản thân, cũng như chia sẻ một số điều đã học được sau hai tháng theo học chương trình thạc sĩ ngành ‘Bệnh học thủy sản’ tại trường Đại học Stirling, Vương Quốc Anh.
Khái niệm về phúc lợi thủy sản là một điều chưa được nhắc đến nhiều tại châu Á, tại những quốc gia khi ngành thủy sản là một trong những ngành thế mạnh trong việc cung cấp lương thực trong nước, cũng như xuất khẩu, đặc biệt tại Thái Lan và Việt Nam. Do đó, khi được học và tiềm hiểu về phúc lợi thủy sản, tại một trong những nước đi đầu về nghiên cứu phúc lợi thủy sản trên thế giới, Arnan (Thái Lan) và Nghĩa (Việt Nam), đã có những ‘cú sốc văn hóa’ nhất định. Phúc lợi thủy sản là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu tại các quốc gia Âu, Mĩ, khi vấn đề chăm sóc, thuần dưỡng, và giết mổ động vật đang ngày càng được chú ý nhiều hơn, kể cả người tiêu dùng và người chăn nuôi. Do đó, nhiều khía cạnh liên quan trực tiếp đến phúc lợi thủy sản đã và đang được nghiên cứu nhiều hơn, nhiều tập đoàn, tổ chức, và công ty nuôi trồng thủy sản cũng sẵn sàng áp dụng những nghiên cứu mới để ngày càng hoàn thiện hơn về phúc lợi thủy sản. Thái Lan và Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về nuôi trồng, và xuất khẩu thủy hải sản tại Đông Nam Á nói chung và Châu Á nói riêng, do đó, quỹ Open Philantrophy và Viện Thủy Sản – Đại học Stirling đã tài trợ cho một sinh viên Việt Nam, và một sinh viên Thái Lan theo học chương trình thạc sĩ tại đây, với hy vọng nâng cao kiến thức về phúc lợi thủy sản, cũng như có thể truyền đạt và tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai.